Sáng tạo kỹ thuật >> Kết quả sáng tạo kỹ thuật
(Đăng lúc: 06/07/2018 12:57:54 AM)
Lão nông gần 60 tuổi ở Hà Nội chế máy uốn sắt
Máy uốn sắt gọn nhẹ có thể di chuyển trên mọi địa hình, và không cần dùng điện.

             Thiết bị không dùng động cơ điện, chỉ cần lực tay là có thể tạo ra các thanh sắt cong đều đẹp, nhanh nên nhiều người tin dùng.

Chứng kiến nhiều thợ xây trong xã gặp khó khăn khi uốn cong các thanh sắt, nhất là lúc không có điện khiến công việc ngưng trệ, ông Nguyễn Văn Lóng (58 tuổi, xã Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Nội) đã tạo ra thiết bị khắc phục tình trạng này.

Chỉ học hết cấp 3, chưa qua trường lớp đào tạo kỹ thuật, nhưng với đam mê về cơ khí và tự động hóa, ông Lóng ngày đêm mày mò nghiên cứu quyết tâm chế máy uốn sắt.

Từ giữa năm 2015 ông Lóng bắt tay vào chế tạo máy. Gần 6 tháng trời ăn không ngon, ngủ không yên, ông Lóng không nhớ bao nhiêu lần cứ vẽ xong lại xóa, đến giai đoạn chạy thử thì các bộ phận không ăn nhập, thiếu thanh giằng. Có lần tưởng chừng sắp hoàn thiện nhưng vừa bỏ thanh sắt vào, bánh răng và vỏ đều vỡ. Ông lại hì hụi chỉnh sửa rồi làm tiếp. Đến đầu năm 2016 ông chính thức cho ra đời phiên bản máy uốn sắt "Made in Nguyễn Văn Lóng".

Máy được cấu tạo gồm bánh răng hộp số, giá đỡ, con lăn, bộ tự động đóng mở khóa. Trong đó, bánh răng hộp số được ông tận dụng từ ôtô cũ, chỉ cần uốn 3-4 lần là có sản phẩm đạt hiệu quả cao.

Thiết bị nặng 28 kg nên người dùng có thể đặt lên xe máy và đưa từ công trình này đến công trình khác. Để thuận tiện cho việc di chuyển ngắn trong mọi địa hình, ông Lóng thiết kế thêm hai bánh xe cho máy.

Khác với chiếc máy trên thị trường, sản phẩm của ông Lóng không cần dùng điện mà sử dụng lực tay vẫn có thể uốn các thanh sắt to phi 25 mm.

"Thông thường để uốn sắt phi 20, 22 hay 25 mm cần tới ba người, nhưng với sản phẩm này chỉ cần một người, ngay cả phụ nữ cũng có thể làm được. Mỗi công lao động trong một giờ có thể uốn được 300-350 mối, gấp ba lần công đoạn uốn sắt thủ công cùng thời gian", ông Lóng nói.

            Nhờ khả năng đó mà chiếc máy giúp giảm sức lao động, không tốn nhân công. Tuy nhiên, sản phẩm chỉ áp dụng nơi xây dựng nhà ở, công trình dân dụng, nơi không có điện.

 

Hiện máy uốn sắt do chính ông và người trong gia đình tự sản xuất và bán ra thị trường với giá 2,5 triệu đồng. Hầu hết chủ xây dựng trong vùng và nhiều nơi lận cận đã tìm đến mua do tính năng vượt trội của nó.

Ngoài máy uốn sắt, những năm qua ông còn tạo ra nhiều sáng chế hữu ích cho nông nghiệp như máy cấy hai hàng lúa, máy đào đất và hút bùn đa năng. Ông cho biết sẽ tiếp tục sáng chế và tạo ra các thiết bị thiết thực với cuộc sống hơn nữa.

"Tôi muốn tạo ra sản phẩm giúp bà con giảm sức lao động, tiết kiệm chi phí mà năng suất lao động lại cao", ông Lóng cho hay.

Theo vnexpress.net

THÔNG TIN CẦN BIẾT
0/9
33.JPG
Đồng chí Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại Tọa đàm sản xuất sinh thái Rừng - Rẫy - Ruộng gắn với trồng cây dược liệu dưới tán rừng tại huyện Kon Plông
1/9
34.jpg
Tọa đàm sản xuất sinh thái Rừng - Rẫy - Ruộng gắn với trồng cây dược liệu dưới tán rừng tại huyện Kon Plông
2/9
35.jpg
Đồng chí Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội thi STKT phát biểu tại Lễ tổng kết trao giải Hội thi, Cuộc thi năm 2020-2021
3/9
36.jpg
Ông Đặng Thanh Long - Chủ tịch Liên hiệp hội phát biểu khai mạc Lễ Tổng kết và trao giải Hội thi STKT lần thứ 9 và Cuộc thi Sáng tạo TTN-NĐ lần thứ 13 (năm 2020-2021)
4/9
37.jpg
Đồng chí Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi STKT trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tác giả đạt giải cao tại Cuộc thi lần thứ 13
5/9
38.jpg
Trao giấy chứng nhận cho các tác giả đạt giải Nhì Cuộc thi lần thứ 13
6/9
39.jpg
Trao giấy chứng nhận cho các tác giả đạt giải Khuyến khích Hội thi lần thứ 9
7/9
40.jpg
Trao giấy chứng nhận các các tác giả đạt giải Ba Cuộc thi lần thứ 13
8/9
41.jpg
Trao giấy chứng nhận cho các tác giả đạt giải Khuyến khích Cuộc thi lần thứ 13
VIDEO CLIP
LIÊN KẾT WEB
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 38263
Đang trực tuyến: 8