Người “kỹ sư không chuyên” sáng chế mô hình robot thám hiểm đáy sông
Ngày đưa:  12/03/2018 08:59:53 AM In bài
            Nhắc đến cái tên Lê Ngà hẳn nhiều người nghĩ đến người kỹ sư không chuyên đã sáng chế nhiều mô hình ấn tượng như xe tăng, máy bay không người lái, nổi bật là mô hình tàu ngầm hoàng sa được trình diễn vào năm 2015.

Không dừng lại ở đó, đầu năm 2018, Anh đã cho ra đời mô hình robot có khả năng lặn dưới nước, với mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm kiếm, khảo sát các vật thể dưới nước. điều nàyđã thể hiện tinh thần sáng tạo và niềm đam mê không ngừng nghỉ cũng như tinh thần yêu nước của người kỹ sư này.

Mô hìnhRobot có cấu hình nhỏ gọn, nặng 20kg, dài 45cm, rộng 30cm, kết cấu robot gồm hai đèn pha sáng để dò đường, camera để ghi hình ảnh dưới nước đưa lên màn hình chính để người vận hành xem, cánh tay robot để gắp lấy những vật thể dưới đáy sông, hai cánh quạt phía sau giúp robot đi tới đi lui, di chuyển sang trái hoạc phải, robot còn được thiết kế thêm một chân vịt trên đầu giúp robot lăn lên lặn xuống dễ dàng. ngoài ra, robot được gắn cột đèn để phát tín hiệu khi  gặp sự cố, giúp người  điều khiển  có thể nhận biết để khắc phục sự cố. Điều đặc biệt, tất cả các nguyên liệu và thiết bị chế tạo đều được lấy, thu gom từ đống phế liệu.

Anh Ngà chia sẻ: Anh đã mất gần nửa năm để nghiên cứu và chế tạo mô hình, vì không có tiền mua các linh kiện, thiết bị mới nên hàng ngày Anh phải lăn lộn ở các đống phế liệu để tìm kiếm hoặc thu mua lại của những người chai bao các linh kiện, thiết bị phù hợp với mô hình, như thế mới có thể cho ra đời được mô hình robot như hôm nay.

về cách vận hành robot, anh giải thích: Trước khi vận hành người điều khiển kiểm tra các động cơ, thiết bị, đóng cửa kín nhằm không cho nước vào động cơ, rồi găm pin, thao tác các hoạt động chân vịt, camera đèn pha vào màn hình hiển thị, có hoạt động tốt đầy đủ chưa. Người vận hành ngồi trên bờ hoặc trên thuyền nhận tín hiệu từ trạm phát sóng nổi trên mặt nước, từ trạm trên mặt nước đến người vận hành để điều khiển bằng vô tuyến rồi xem qua màn hình thu hình ảnh dưới nước phát lên, nếu cần thì phát lên màn hình 100 inches để mọi người cùng xem.

Nổi bật của robot còn có gắn thiết bị dò sonar và các cảm biến dò tìm kim loại, robot sẽ khoan lủng và tháo mở các ốc vít, dò tìm trong các giàn khoang hoặc tàu thuyền bị rò rỉ (bị lủng để xác định vị trí) hay phục vụ cho các nhà đạo diễn quay phim. Robot còn giúp ghi hình ảnh (chất lượng hình ảnh 4K) từ đáy sông, lòng hồ khi phát hiện có đồ vật. Robot lặn dùng bằng điện từ dòng điện 12V. Robot có thể lặn sâu đến 100m và hoạt động nhiều giờ liền tiếp.

Hiện nay, Anh Ngà đang là hội viên Câu lạc bộ sáng tạo trẻ thuộc Liên hiệp các hội khoa và kỹ thuật tỉnh, bên cạnh việc nghiên cứu, sáng tạo các mô hình của bản thân, Anh cũng là một trong những hội viên tích cực trong việc hỗ trợ, giúp các em học sinh cấp 2, 3 ở Huế tiếp cận được khoa học công nghệ sáng chế, hướng dẫn các em nghiên cứ, sáng tạo ra nhiều mô hình, sản phẩm hữu ích để đóng góp cho các kỳ thi khoa học kỹ thuật của tỉnh nhà. 


Bản quyền ©2012 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Kon Tum