Ngày 28/10/2021 Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Kon Plông và Viện Phát triển Doanh nhân Cộng đồng Hà Nội tổ chức Tọa đàm “Sản xuất nông nghiệp sinh thái Rừng-Rẫy-Ruộng gắn với trồng cây dược liệu dưới tán rừng” tại huyện Kon Plông.
Quang cảnh buổi Tọa đàm
Chủ trì buổi Tọa đàm
Các đại biểu tham dự buổi Tọa đàm
Đồng chí Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại buổi Tọa đàm
Phát biểu tại buổi tọa đàm, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa bày tỏ tâm đắc với chủ đề mà buổi tọa đàm đề ra. Đồng chí cho rằng, để thực hiện được chủ đề “Sản xuất nông nghiệp sinh thái Rừng-Rẫy-Ruộng gắn với trồng cây dược liệu dưới tán rừng” chúng ta phải có chính sách, biện pháp bảo vệ rừng thật tốt và làm thế nào để dân trở thành chủ rừng, có thu nhập từ rừng. Ngoài ra, cũng cần phải có kế hoạch phát triển các loại cây trồng dưới tán rừng phù hợp, mang lại hiệu quả; cần làm tốt công tác quản lý rừng, mở rộng diện tích rừng; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi các loại cây trồng trên rẫy, tổ chức canh tác phù hợp với điều kiện thực tế; chú trọng phát triển nông nghiệp sạch nâng cao chất lượng hiệu quả sản phẩm làm ra…
Đồng chí Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi Tọa đàm
Phát biểu tại buổi tọa đàm, đồng chí Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ về vai trò giá trị to lớn của rừng, kiến thức về quản lý tài nguyên thiên nhiên và tác hại do mất rừng và canh tác thiếu khoa học trên đất dốc; tổ chức thực hiện tốt Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”; thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, làng, hộ gia đình, cá nhân để rừng thực sự có chủ; tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ giải pháp về quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; tham mưu, đề xuất các chính sách hỗ trợ cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình canh tác nông lâm kết hợp, vườn rừng vườn nhà, phát triển dược liệu dưới tán rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong quá trình triển khai các mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp sinh thái Rừng-Rẫy-Ruộng đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước và điều kiện thực tế của địa phương…