Cách dùng thuốc chống đông | |
Ngày đưa: 23/02/2022 08:16:31 AM | In bài |
F0 mức độ nhẹ nếu đang dùng thuốc chống đông theo bệnh nền thì cần duy trì, F0 mức độ trung bình dùng thuốc tùy theo kết quả xét nghiệm. Một trong những biến chứng nguy hiểm của Covid-19 là rối loạn đông máu, gây ra tình trạng vi huyết khối tại phổi (gây sung huyết phổi, khó thở và suy tim) và các cơ quan khác, thậm chí gây tắc các mạch máu lớn, có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc mạch phổi... Rối loạn đông máu cùng với rối loạn phản ứng viêm là hai hậu quả chính của "cơn bão" cytokin khiến suy hô hấp và suy các cơ quan quan trọng của cơ thể. Do vậy, việc sử dụng thuốc chống đông trong dự phòng và điều trị các biến chứng liên quan đến rối loạn đông máu ở bệnh nhân Covid-19 rất quan trọng. Khác với thuốc kháng viêm corticoid không được sử dụng để dự phòng do nhiều tác hại nguy hiểm, thuốc kháng đông có thể dùng để dự phòng tương đối an toàn. Dưới đây là hướng dẫn dùng thuốc kháng đông cho F0 từ bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. F0 không triệu chứng hoặc mức độ nhẹ Theo Bộ Y tế, F0 mức độ nhẹ là người có SpO2 trên 96% và nhịp thở dưới 20 lần/phút. F0 mức độ trung bình là người có SpO2 từ 94% đến 96%, nhịp thở 20 - 25 lần/phút, tổn thương trên X-quang <50% hoặc F0 mức độ nhẹ nhưng có bệnh lý nền. - Nếu F0 đang dùng thuốc chống đông theo bệnh nền thì tiếp tục duy trì. Theo bác sĩ Huy Hoàng, Rivaroxaban (Xarelto) và Enoxaparin (Lovenox) là hai loại thuốc kháng đông thông dụng. Ảnh: NVCC F0 mức độ trung bình Dùng liều dự phòng tăng cường và liều điều trị tùy theo kết quả xét nghiệm. Xét nghiệm dựa trên các tiêu chí sau: - CRP (xét nghiệm quan trọng để xác định và đánh giá tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng) dưới 15mg/L, dùng liều dự phòng tăng cường; trên 15mg/L dùng liều điều trị. Chống chỉ định: dùng chống đông nếu F0 đang chảy máu, mới xuất huyết não, Fibrinogen < 0,5g/L, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cấp. Thận trọng nếu F0 đang có giảm tiểu cầu. Người có chức năng thận bình thường Liều dự phòng và điều trị dưới đây dành cho các F0 có chức năng thận bình thường, nếu chức năng thận suy giảm, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ. Liều dự phòng hoặc dự phòng tăng cường, dùng 7 - 10 ngày: Người bệnh lựa chọn một trong các thuốc sau: - Enoxaparin (Lovenox hoặc các biệt dược khác): với BMI < 30, tiêm dưới da 40mg một lần mỗi ngày; BMI > 30, tiêm dưới da 40mg, có thể 1 - 2 lần mỗi ngày. Liều dự phòng tăng cường: với BMI bất kỳ, tiêm dưới da 0,5mg/kg cân nặng, 2 lần mỗi ngày. Liều điều trị, dùng 2 - 6 tuần, nếu có bằng chứng huyết khối dùng 3 - 6 tháng: Người bệnh lựa chọn một trong các thuốc sau: - Enoxaparin (Lovenox hoặc các biệt dược khác): với BMI <30, tiêm dưới da 1mg/kg cân nặng, 2 lần mỗi ngày; BMI > 30, tiêm dưới da 0,8mg/kg cân nặng, 2 lần mỗi ngày. Khi đã dùng liều điều trị, bệnh nhân cần dùng thêm các thuốc kháng đông nhóm Acecumarol (Sintrom hoặc các biệt dược khác), Warfarin (Coumadin hoặc các biệt dược khác) để đạt chỉ số INR trong khoảng 2 - 3. Lưu ý: - Với phụ nữ mang thai, chỉ dùng Enoxaparin (Lovenox) và liều dùng dựa vào xét nghiệm D-dimer. | |
Bản quyền ©2012 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Kon Tum |