Trong hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức Khoa học và Công nghệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu mà Đảng, Nhà nước giao cho hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam.
Tại Đại hội lần thứ nhất Hội phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (tiền thân của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật ngày nay) được tổ chức tại Hà Nội ngày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự Đại hội và huấn thị: “Chúng ta đều biết rằng, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, khoa học là tài sản chung của toàn dân chứ không phải là tài sản của riêng ai. Bởi vậy, các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biết khoa học, kỹ thuật của mình để truyền bá rộng rãi trong Nhân dân lao động, để Nhân dân đẩy mạnh thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Có như vậy nước mới giàu, dân mới mạnh và đời sống của Nhân dân mới được cải thiện về mọi mặt. Đó là nhiệm vụ của các cô, các chú”.
Từ lời huấn thị của Bác Hồ thì vai trò, vị trí và tầm quan trọng của hoạt động truyền thông phổ biến kiến thức là hết sức cần thiết. Quyết định số 1795/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2015 của Thủ Tướng Chính phủ phê chuẩn Điều lệ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội) đã ghi rõ: Liên hiệp hội Việt Nam có nhiệm vụ vận động trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tuyên truyền phổ biến rộng rãi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước trong đội ngũ trí thức KH&CN, đồng thời Liên hiệp hội và các hội thành viên có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động phổ biến kiến thức KH&CN, tham gia xây dựng xã hội học tập, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Kon Tum là tỉnh miền núi, Tây Nguyên còn có những khoa khăn nhất định. Có hơn 53% dân số trong tỉnh là người dân tộc thiểu số, có suất phát điểm về phát triển kinh tế xã hội thấp, kiến thức lao động và cuộc sống chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nên khả năng tham gia vào quá trình xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa còn hạn chế. Mặt khác, hệ thống phổ biến kiến thức KH&CN ở tỉnh tới người dân còn thưa thực sự đồng bộ, chuyên nghiệp và linh hoạt, nên có thể nói phổ biến kiến thức KH&CN còn hạn chế.
Để góp phần nâng cao kiến thức KH&CN cho người dân, nhất là trong vùng dân tộc thiểu số trở thành nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên. Đây cũng là nhiệm vụ hàng đầu của Liên hiệp hội tỉnh.
Trên cơ sở quán triệt các Nghị quyết của Trung ương và chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Đến nay, Liên hiệp hội tỉnh Kon Tum đã phối hợp với các Sở, ban, ngành trong tỉnh tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông phổ biến kiến thức về KH&CN đạt được những kết quả bước đầu như: Xuất bản 66 số với gần 33 nghìn bản tin “Khoa học kỹ thuật và đời sống”; đưa Trang thông tin điện tử Tổng hợp của Liên hiệp hội vào hoạt động, đến nay có hơn 8 vạn lượt người truy cập. Đây là công cụ phổ biến biến thức KH&CN, thông tin hoạt động hội khá hữu hiệu và có thể đánh giá là một thành công trong hoạt động phổ biến kiến thức của Liên hiệp hội. Các hội thành viên (Hội Luật Gia, các Hội ngành y…) dù còn khó khăn về điều kiện hoạt động (nhất là kinh phí) vẫn cố gắng tổ chức phổ biến kiến thức chuyên ngành cho người dân, đến tận cơ sở. Các hoạt động hội thảo, phổ biến và tập huấn kiến thức mới được Liên hiệp hội tổ chức hàng năm.
Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho hàng trăm hộ nông dân trên địa bàn tỉnh
Tuy nhiên, công tác truyền thông phổ biến kiến thức về KH&CN chưa thực sự đa dạng về hình thức, chỉ dừng lại ở Hội thảo, Hội thi, Cuộc thi và phổ biến qua phương tiện thông tin đại chúng. Chưa biên soạn, xuất bản và phát hành được sách khoa học - kỹ thuật, tài liệu tham khảo, tờ rơi để phổ biến cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau.
Các buổi tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng được
LHH thường xuyên tổ chức
Để tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến kiến thức trong thời gian tới, Liên hiệp hội và các hội thành viên tiếp tục huy động đội ngũ trí thức KH&CN tích cực tham gia các hoạt động phổ biến kiến thức; Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Bản tin, Website của Liên hiệp hội; Tăng cường lồng ghép các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức KH&CN cho Nhân dân; Đẩy mạnh hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu gương điển hình tiên tiến trong hoạt động Kh&CN; Phát huy vai trò của các hội thành viên và các tổ chức trực thuộc. Đồng thời, các Hội thành viên và các tổ chức KH&CN chủ động, tăng cường hoạt động phổ biến kiến thức theo hướng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, đổi mới trong phương thức thực hiện, huy động các nguồn tài chính để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến kiến thức trong thời gian tới.
BBT