Tin tức - Sự kiện >> Tin hoạt động của Hội
(Đăng lúc: 01/08/2018 01:02:52 PM)
Những điểm mới cơ bản trong Luật Lâm nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Chủ tịch LHH Đỗ Ngọc Thọ phát biểu tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật bảo vệ phát triển rừng (sửa đổi)

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thông qua Luật Lâm nghiệp gồm 12 chương, 108 điều. Luật Lâm nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 (thay thế Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991; sửa đổi, bổ sung 2004).

Luật quy định về quy hoạch lâm nghiệp; quản lý rừng; bảo vệ rừng; sử dụng rừng; chế biến thương mại; lâm sản; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng; định giá rừng; đầu tư tài chính trong lâm nghiệp; khoa học và công nghệ; hợp tác quốc tế về lâm nghiệp; quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm.

Luật Lâm nghiệp trên cơ sở sở kế thừa và phát triển Luật Bảo vệ và phát triển rừng, đã thể hiện nhiều điểm mới, trong đó có 03 nội dung quan trọng đó là:

Thứ nhất, Luật Lâm nghiệp đã thể chế hóa các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng về phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó coi lâm nghiệp là ngành kinh tế có vai trò hết sức quan trọng, vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo đời sống ổn định của người trồng rừng để người trồng rừng có thể sống được và từng bước có thu nhập cao hơn. Cùng với đó, vừa phát huy vai trò xã hội, thích ứng với tình trạng biển đổi khí hậu, vừa đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.

Thứ hai, theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, Luật Lâm nghiệp cũng xác định khá cụ thể về quyền sở hữu, theo đó, chỉ có tài nguyên rừng mới được coi là sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Còn lại, rừng được hình thành từ các hộ gia đình, từ cộng đồng, từ doanh nghiệp…thì được xác định một cách rõ ràng, ai là người đầu tư thì người đó được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp. Từ quan điểm về quyền sở hữu như vậy cho nên đã phát sinh ra một loạt chế định khác từ quản lý cho tới chế độ, chính sách đối với các chủ rừng.

          Thứ ba, Luật Lâm nghiệp không chỉ đề cập đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng mà còn đề cập toàn diện đến các lĩnh vực, được xây dựng theo chuỗi giá trị trên lĩnh vực chế biến và thương mại cho phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng.

          Như vậy, có thể khẳng định, Luật lâm nghiệp lần này đã mở rộng nội dung nhưng nội hàm về bảo vệ rừng thì không giảm đi so với Luật năm 2004 và được kế thừa và phát triển một cách đầy đủ nhằm thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững. Đổi mới chính sách đối với người dân với chủ trương được mở rộng và đảm bảo người dân có cuộc sống ổn định và ngày càng phát triển, có cơ hội làm giàu một cách chính đáng từ nghề lâm nghiệp.

          Điều 4 Luật Lâm nghiệp quy định về chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp, bên cạnh những chính sách chung đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành Lâm nghiệp, Luật quy định rõ đối với đồng bào dân tộc thiểu số (khoản 6 Điều 4) cụ thể: “Nhà nước đảm bảo đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; được hợp tác xã liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẽ lợi ích từ rừng, được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ.” Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số luôn gắn bó với rừng từ bao đời nay.

          Tại khoản 8 Điều 14 quy định về nguyên tắc khi tiến hành giao rừng thì cơ quan chức năng phải tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư; ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật.

          Tin tưởng rằng, Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành là cơ sở quan trọng và đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số luôn gắn bó với rừng có cơ hội tiếp cận, thực hiện quyền và trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn, đảm bảo phát triển kinh tế lâm nghiệp theo chuỗi giá trị. Đồng thời, góp phần quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống và vươn lên làm giàu một cách chính đáng trên mảnh đất quê hương của mình./.

Nguyễn Văn Bảy

THÔNG TIN CẦN BIẾT
0/9
33.JPG
Đồng chí Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại Tọa đàm sản xuất sinh thái Rừng - Rẫy - Ruộng gắn với trồng cây dược liệu dưới tán rừng tại huyện Kon Plông
1/9
34.jpg
Tọa đàm sản xuất sinh thái Rừng - Rẫy - Ruộng gắn với trồng cây dược liệu dưới tán rừng tại huyện Kon Plông
2/9
35.jpg
Đồng chí Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội thi STKT phát biểu tại Lễ tổng kết trao giải Hội thi, Cuộc thi năm 2020-2021
3/9
36.jpg
Ông Đặng Thanh Long - Chủ tịch Liên hiệp hội phát biểu khai mạc Lễ Tổng kết và trao giải Hội thi STKT lần thứ 9 và Cuộc thi Sáng tạo TTN-NĐ lần thứ 13 (năm 2020-2021)
4/9
37.jpg
Đồng chí Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi STKT trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tác giả đạt giải cao tại Cuộc thi lần thứ 13
5/9
38.jpg
Trao giấy chứng nhận cho các tác giả đạt giải Nhì Cuộc thi lần thứ 13
6/9
39.jpg
Trao giấy chứng nhận cho các tác giả đạt giải Khuyến khích Hội thi lần thứ 9
7/9
40.jpg
Trao giấy chứng nhận các các tác giả đạt giải Ba Cuộc thi lần thứ 13
8/9
41.jpg
Trao giấy chứng nhận cho các tác giả đạt giải Khuyến khích Cuộc thi lần thứ 13
VIDEO CLIP
LIÊN KẾT WEB
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 228628
Đang trực tuyến: 94