Đẩy mạnh hoạt động truyền thông và tuyên truyền sâu rộng trong xã hội về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước; nhằm tạo nên sự đồng thuận trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực của đời sống xã hội, qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc là hết sức cần thiết.
Kon Tum là tỉnh nằm về phía Bắc Tây Nguyên, kinh tế chủ đạo là Nông-lâm - công nghiệp. Đặc biệt là việc quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế rừng với diện tích đất lâm nghiệp chiếm hơn 62 % diện tích tự nhiên của tỉnh, có ý nghía hết sức quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, là nền tảng và động lực tác động để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu qủa, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa được sản xuất tại địa phương là một trong những khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững, thì hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức đến với cơ sở và người dân là yêu cầu thường xuyên trong công tác.
Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Kon Tum là tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương, với trách nhiệm được giao, đã chủ động trong hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức KHCN, qua đó giúp cho người dân và cơ sở nâng cao nhận thức về khoa học và công nghệ, tạo nên sự đồng thuận cao và tích cực tham gia vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, quản lý bảo vệ rừng và phát triển kinh tế rừng.
Trong những năm qua, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh đã tư vấn, phản biện và tham mưu, đề xuất với tỉnh nhiều giải pháp, để thực hiện công tác tuyền thông và phổ biến kiến thức đến với cơ sở và người dân. Đặc biệt là quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương; thông qua việc biên tập, in ấn phát hành bản tin khoa học và đời sống hàng quý, trang thông tin điện tử tổng hợp của Liên hiệp hội. Bản tin được phát hành 3 tháng/số đến lãnh đạo xã, phường, Hội Nông dân xã, góp phần cập nhật thông tin cũng như nâng cao trình độ hiểu biết về KHCN cho cán bộ cơ sở và người dân. Trang tin điện tử đưa vào hoạt động, đã có hơn 60.000 lượt truy cập. Liên hiệp hội đã chuyển tải thông tin đến UBND các xã, phường, thị trấn, các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh, để tuyên truyền, vận động nhân dân, học sinh nâng cao nhận thức về chiến lượt tăng trưởng xanh, về sản xuất nông nghiệp bền vững, về đa dạng sinh học...góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện kế hoạch công tác năm năm 2019 của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh về truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học công nghệ, trong 02 ngày 25-26 tháng 7 năm 2019 tại huyện Kon Plông, Liên hiệp hội đã phối hợp với Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen tổ chức Hội nghị “Tập huấn và kiến tập kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao” có 65 người tham dự, là đại diện các nhóm hộ, tổ sản xuất, cá nhân người dân ở thành phố Kon Tum và các xã thuộc huyện Kon Plông có nhu cầu về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Nội dung của đợt tập huấn lần này, tập trung: phương pháp trồng các loại rau, củ, quả trong gía thể được che bởi nhà màng; việc tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Tham quan thực tế 4 mô hình sản xuất các loại rau, hoa, cũ, quả xứ lạnh, trồng cây dược liêu; mô hình nhà màng, hệ thống điện, nước, khu pha chế dinh dưỡng, các hình thức tưới tiêu cho các loại cây trồng; các loại giống và nguồn cung cấp giống, chuổi giá trị hàng hóa và thị trường tiêu thụ sản phẩm…được các đại biểu tham dự tập huấn quan tâm và tiếp thu để tổ chức sản xuất theo thực tế của địa phương, đơn vị, cá nhân cụ thể.
Các đại biểu lớp tập huấn sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tham quan mô hình trồng Sâm dây trên địa bàn huyện Kon Plông
Được UBND tỉnh đồng ý, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện KonPLông, Viện Tư vấn phát triển Hà Nội (CODE), Viện Phát triển Doanh nhân cộng đồng Hà Nội (CENDI), tổ chức Tọa đàm về “Kết quả thực hiện giao đất, giao rừng, sản xuất nông nghiệp sinh thái và quản lý rừng cộng đồng ở tỉnh Kon Tum” có 80 đại biểu tham dự, gồm đại diện Tổng cục Lâm nghiệp, đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh, đại diện UBND các huyện có rừng giao cho cộng đồng dân cư quản lý, UBND các xã có rừng giao cho cộng đồng, các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ các Viện, các tổ chức tư vấn trong và ngoài tỉnh.
Tạo đàm đã tập trung thảo luận đánh giá kết quả và những cố gắng trong việc thực hiện giao đất, giao rừng cho công đồng dân cư quản lý, bảo vệ kết hợp với sản xuất nông nghiệp sinh thái, tạo sinh kế cho người dân dưới tán rừng. Gắn nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng với văn hoá truyền thống, lục tục trên cở luật pháp của Nhà nước để giữ rừng và phát huy tốt tri thức bản địa của công đồng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sống, nguồn nước sạch dùng sinh hoạt của người dân.
Với kết quả giao đất, giao rừng cho công đồng dân cư quản lý bảo vệ, mà Liên hiệp hội đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, các Viện ở Hà Nội thực hiện trong những năm qua trên địa bàn tỉnh là 3.276,9ha, cụ thể là:
-10 Cộng đồng của xã Đăk Nên, huyện KonPLong ( Đăk Lai, Đăk Lúp, Đăk Puk, Đăk Tiêu, Tu Ngú, Tu Rết, Tu Thôn, Thôn Vương, Xô Luông, Xô Thak) có 2.223,4 ha
- 4 Cộng đồng của xã Pờ Ê, huyện KonPLong (ViOLăk, VikLâng2, Vi PờÊ 2, Vi K Oa) có 937, 6 ha
- 4 Cộng đồng của xã HơMoon huyện Sa Thầy (Đăk Do, Đăk Wơt, Kà Bày, Kơ Tu) có 86,1 ha
- 1 Cộng đồng của xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông (Thôn Kon Tun) có 29,8 ha
Qua Tọa đàm, kết quả việc giao đất, giao rừng, sản xuất nông nghiệp sinh thái và quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi, góp phần tích cực vào việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương; đặc biệt là nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của người dân và cộng đồng về quản lý bảo vệ rừng gắn với sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái, nhân giống để trồng và phát triển các loại cây bản địa, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, làm cơ sở để phát triển du lịch cộng đồng…Những cộng đồng được giao rừng, đã thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật; gắn bó mật thiết với rừng, giữ gìn và phát huy văn hóa tâm linh, sinh kế truyền thống của cộng đồng như Cúng rừng, Máng nước…trong việc quản trị tài nguyên, tri thức bản địa của cộng đồng được phát huy, thực hiện việc sản xuất nông nghiệp sinh thái, trồng, phát triển các loại cây ăn quả, cây dược liệu dưới tán rừng; từng bước tạo lập sinh kế bền vững cho người dân nơi có rừng, để người dân và cộng đồng có điều kiện gắn kết trách nhiệm và thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật hiện hành./.