Ngày 28/7, tại Cần Thơ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Phan Tùng Mậu - Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhắc lại những nhóm nhiệm vụ chủ yếu mà Đảng và Nhà nước giao cho LHH ở Trung ương và địa phương từ khi thành lập đến nay (năm 1983), trong đó nhấn mạnh nhóm nhiệm vụ: tập hợp, đoàn kết trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) người Việt Nam ở trong và ngoài nước; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với trí thức, làm cầu nối giữa trí thức với Đảng; đề xuất, tham mưu cho Đảng và Nhà nước những vấn đề lớn về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước nhất là những vấn đề về KH&CN, giáo dục và đào tạo, chính sách đối với trí thức; thực hiện Tư vấn, phản biện và Giám định xã hội (TVPB&GĐXH); truyền thông phổ biến kiến thức KH&CN, tổ chức các Giải thưởng, Hội thi, Cuộc thi sáng tạo KH&CN, tôn vinh các cá nhân tiêu biểu, điển hình trong sáng tạo KH&CN… Trong những năm gần đây, Việt
Trình bày tham luận tại hội thảo, Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương - Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Bình Phước cho biết, thời gian vừa qua LHH tỉnh Bình Phước đã thực hiện rất tốt các nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao tại địa phương; các nhiệm vụ này cũng được cụ thể hóa trong Quy chế tổ chức và hoạt động của LHH Bình Phước trên cơ sở Điều lệ của LHH Việt Nam và yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ trí thức của tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên, phân tích về cơ chế, chính sách để LHH thực hiện các nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao, Thạc sĩ Hương cho rằng cần sớm thể chế hóa chủ trương của Đảng (thể hiện tại Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/4/2000 của Bộ Chính trị) để xác định rõ vị trí, vai trò pháp lý của LHH Việt Nam; việc thực hiện Nghị quyết 18, 19 của Trung ương Đảng do thể chế hóa còn chậm nên trong sắp xếp lại tổ chức bộ máy của LHH mỗi địa phương làm một cách khác nhau; cần sớm có sự thống nhất trong toàn quốc về chủ trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy LHH.
Về kinh phí thực hiện nhiệm vụ Tư vấn, phản biện và Giám định xã hội, Chủ tịch LHH Tây Ninh, bà Dương Thị Thu Hiền đề xuất: LHH Việt Nam cần phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 11/2015/TT-BTC ngày 29/1/2015 của Bộ Tài Chính về Hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động TVPB&GĐXH của LHH Việt Nam. Theo bà Hiền, hiện nay định mức chi cho hoạt động TVPB&GĐXH theo Thông tư số 11 là rất thấp, chưa xứng tầm để có thể mời được các chuyên gia giỏi và tổ chức thực hiện nhiệm vụ TVPB&GĐXH. Mặt khác, nếu so sánh mức chi cho hoạt động TVPB&GĐXH của LHH Việt Nam tại Thông tư số 11 với mức chi cho hoạt động KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ Tài Chính và Bộ Khoa học và Công nghệ thì có sự chênh lệch lớn.
Hầu hết các tham luận, ý kiến phát biểu tại Hội thảo đều tập trung vào công tác TVPB&GĐXH; đổi mới công tác tập hợp, đoàn kết trí thức; kiện toàn tổ chức bộ máy LHH…
Kết thúc Hội thảo, TS Phan Tùng Mậu đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các đại biểu tham dự Hội thảo trong trình bày tham luận, phát biểu ý kiến tại Hội thảo. TS Mậu khẳng định các tham luận, ý kiến phát biểu của các đại biểu - đại diện lãnh đạo chủ chốt LHH các tỉnh miền Đông Nam bộ, Tây Nam bộ sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để LHH Việt Nam tham khảo tổng hợp, tham mưu, đề xuất với Chính phủ những cơ chế, chính sách phù hợp với nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao, tạo điều kiện cho LHH Việt Nam và LHH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt các nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao cho trong tình hình mới.