Đảng sâm - thuốc quý cho người nghèo (3/10/2019)
Phát triển điện mặt trời ở Việt Nam (27/9/2019)
Giải pháp ''trị'' rác nhựa bằng cây xương rồng (14/8/2019)
Ngành Y tế ứng dụng khoa học công nghệ vào xử lý rác thải (15/1/2019)
Hai sinh viên biến nilông tái chế thành gạch lát nền (11/12/2018)
Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học (23/4/2018)
Tạo sự đồng thuận để giữ rừng - Kinh nghiệm từ xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (11/4/2018)
Bảo vệ môi trường trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (16/3/2018)
Người “kỹ sư không chuyên” sáng chế mô hình robot thám hiểm đáy sông (12/3/2018)
Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP (22/2/2017)
Đồng Nai là tỉnh có diện tích canh tác rau rất lớn và có nghề trồng rau lâu đời ở khu vực Miền Đông Nam Bộ với tổng diện tích canh tác khoảng 4.500 ha, diện tích gieo trồng hàng năm gần 14.000 ha, sản lượng gần 200.000 tấn, lợi nhuận thu được từ sản xuất rau an toàn khoảng 320 triệu đồng/ha/năm (http://www.dongnai.gov.vn). Hiệu quả kinh tế, xã hội của cây rau mang lại là rất lớn, nhưng số lượng các tổ chức sản xuất rau theo VietGAP và diện tích trồng rau được chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh còn rất ít, hiện chỉ có Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và Dịch vụ rau an toàn Trảng Dài (Phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa) và HTX rau Trường An ở xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) được chứng nhận sản xuất rau an toàn theo VietGAP với tổng diện tích khoảng 20 ha. Để khuyến khích phát triển rau an toàn, ngày 24/6/2011 UBND tỉnh đã ra quyết định số 1572/QĐ-UBND về Chương trình phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau quả an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2011 – 2015, xác định đến hết năm 2012 toàn tỉnh có khoảng 2.500 ha (chiếm khoảng 60%) hoàn thành việc khảo sát điều kiện đất và nước, lập quy hoạch chi tiết vùng sản xuất rau an toàn và đến năm 2015 có 50 ha được chứng nhận VietGAP.